Tin tức

Cách cầm máu khi nhổ răng tại nhà cực hiệu quả, áp dụng ngay

||||cách cầm máu khi nhổ răng|cách cầm máu chân răng tại nhà|

Việc nhổ răng sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu và dây thần kinh xung quanh. Chính vì vậy tình trạng răng bị chảy máu và đau nhức là những vấn đề thường gặp sau khi nhổ răng. Vậy có cách cầm máu khi nhổ răng nào hiệu quả không? Hãy cùng Vui Khỏe tìm hiểu cách khắc phục tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!

Chảy máu khi nhổ răng là gì?

Khi răng khôn mọc không đúng vị trí sẽ gây đau nhức, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và sức khỏe răng miệng. Do đó, mọi người thường đến nha khoa khoa để nhổ chúng.

Sau khi nhổ răng máu sẽ chảy liên tục khoảng từ 30 đến 60 phút hoặc lâu hơn khoảng từ 1 tiếng đến tận 2 tiếng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Đặc biệt, nếu sau thời gian đó mà máu vẫn chảy đầy băng gạc hoặc hơn một ngày mà vị trí nhổ răng vẫn không hết chảy máu thì bạn nên tìm gặp nha sĩ ngay để được khám kịp thời. Tránh trường hợp để máu chảy liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng và gây ra các biến chứng khác.

cach-cam-mau-khi-nho-rang-1

Chảy máu khi nhổ răng là gì?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu khi nhổ răng khôn

Khi nhổ răng bạn cần cầm máu vì lúc này răng vẫn còn nhạy cảm và có thể bị chảy máu. Đặc biệt đối với những trường hợp không nhổ răng, hiện tượng này có thể kéo dài nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây ra một số tình trạng viêm nhiễm và biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây chảy máu khi nhổ răng:

  • Các mạch máu ở niêm mạc bị tổn thương, máu cũng có thể chảy ra từ màng xương nếu răng khôn mọc ngầm, mọc lệch cần được giải quyết bằng tiểu phẫu.
  • Răng khôn nằm trong cung hàm, thân răng to, nhiều chân nên việc nhổ bỏ sẽ trở nên khó khăn hơn.
  • Vị trí nhổ răng bị viêm nhiễm và mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy.
  • Tách nướu quá sâu không lấy được chân răng, vết rách rộng khiến máu lưu lại lâu hơn bình thường.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh như u gan, giảm tiểu cầu, máu khó đông, …
  • Di chuyển xung quanh và nhai kỹ sau khi nhổ.
  • Cơ thể thiếu vitamin C, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Xương ổ răng bị nhiễm trùng hoặc nang răng.

Bật mí cách cầm máu khi nhổ răng hiệu quả 

Dưới đây là một số cách cầm máu khi nhổ răng thường được áp dụng nhất hiện nay:

Tại vị trí nhổ răng cần cố định băng gạc

Sau khi nhổ răng xong, bác sĩ sẽ cho bạn cắn một miếng băng gạc ngay vết thương để cầm máu. Việc này giúp thấm bớt máu chảy ra và giúp đông máu lại nhanh hơn. Các bước thực hiện cách cầm máu chân răng tại nhà bằng cách cố định băng gạc tại trị mới nhổ răng như sau:

  • Sử dụng miếng băng gạc sạch cuộn tròn và gấp thành hình vuông nhằm mục đích giúp băng gạc được cố định hơn.
  • Sau đó tiến hành làm ẩm băng gạc và đặc vào vị trí răng vừa nhổ từ 45 đến 60 phút.
cach-cam-mau-khi-nho-rang-2

Tại vị trí nhổ răng cần cố định băng gạc

Không được tác động lên cục máu đông ở vị trí nhổ răng

Bạn đừng quá lo lắng khi thấy cục máu đông xuất hiện ở vị trí vết thương. Đó là dấu hiệu tích cực trong quá trình phục hồi sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận không nên làm cục máu đông đó bị vỡ ra để giúp vết thương được phục hồi nhanh chóng.

Chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Để cách cầm máu răng tại nhà hiệu quả chúng ta nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp thư giãn, thoải mái hơn để vết thương nhanh lành. Ngoài ra, bạn cần biết một số nguyên tắc quan trọng trong 1-2 ngày sau khi nhổ răng để cầm máu được diễn ra nhanh hơn:

  • Cân bằng chế độ làm việc hợp lý và không tập luyện thể dục quá sức.
  • Không cúi xuống hoặc mang đồ quá nặng.
  • Đặt gối cao hơn tim khi bạn ngủ hoặc nghỉ ngơi để kiểm soát chảy máu và giúp huyết áp ổn định hơn.
cach-cam-mau-khi-nho-rang-3

Chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Sau quá trình nhổ răng không nên hút thuốc

Để vết thương được mau lành lại hơn, bạn không được hút thuốc. Bởi chúng sẽ gây ra nhiều biến chứng không tốt cho quá trình phục hồi, khiến vết thương ra nhiều máu hơn, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe răng miệng.

cach-cam-mau-khi-nho-rang-4

Sau quá trình nhổ răng không nên hút thuốc

Chế độ ăn uống khoa học

Sau khi nhổ răng chúng ta nên điều chỉnh chế độ ăn uống một cách hợp lý để giúp quá trình cầm máu được diễn ra nhanh hơn, giúp vết thương mau lành lại. Dưới đây là một số lưu ý chế độ ăn uống sau khi nhổ răng như sau:

  • Trong 24h đầu nên ăn thức ăn dạng lỏng và mềm
  • Trong quá trình ăn cần phải ăn chậm nhai kỹ nhằm hạn chế tác động mạnh lên vết thương.
  • Không được dùng rượu bia và nhai kẹo cao su
  • Hạn chế ăn những loại thức ăn cứng, giòn và dai, vì chúng rất dễ gây tổn thương đến vị trí mới nhổ răng, dễ xảy ra tình trạng chảy máu trầm trọng.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm quá nóng, lạnh hoặc cay.
cach-cam-mau-khi-nho-rang-5

Chế độ ăn uống khoa học

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng là công việc quan trọng hàng ngày, nhất là khi nhổ răng. Bởi chúng vô cùng nhạy cảm nên cần chú ý vệ sinh đúng cách. Trong 1-2 ngày sau khi nhổ bỏ, bạn không nên dùng bàn chải đánh răng mà nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để giữ vệ sinh.

Sau đó, có thể dùng bàn chải lông mềm, chải răng thật nhẹ nhàng, tránh vị trí mới nhổ răng để không làm vỡ cục máu đông. Mỗi ngày nên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng để bảo vệ răng miệng được tốt nhất.

cach-cam-mau-khi-nho-rang-6

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Uống thuốc trị chảy máu khi nhổ răng không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý theo lời khuyên của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng. Đồng thời, chú ý đến việc vệ sinh răng miệng, để nhanh chóng phục hồi vết thương và có thể ăn uống như bình thường. Đây được xem là mẹo cầm máu sau khi nhổ răng đơn giản và hiệu quả nhất.

Một số lưu ý về cách cầm máu khi nhổ răng khôn

Cách cầm máu sau khi nhổ răng là một vấn đề hết sức lưu ý. Bạn nên tham khảo những nguyên tắc sau đây để quá trình phục hồi răng được diễn ra hiệu quả:

  • Sau 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, nếu có thể bệnh nhân nên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.
  • Bạn phải uống nhiều nước.
  • Nếu vết thương của bệnh nhân cần phải khâu thì sau khoảng 1 tuần nên đến các bệnh viện nha khoa để cắt chỉ.
  • Nếu có bất kỳ biến đổi xấu nào, bệnh nhân gọi điện thoại để được bác sĩ tư vấn hoặc thăm khám lại trực tiếp sau khi nhổ răng.
  • Sau khi nhổ răng, bên má có thể bị đau nhức, sưng tấy nhiều. Để giảm sưng, bạn có thể chườm túi lạnh bên ngoài vùng má bên ngoài vị trí nhổ răng. Nên để túi lạnh này trong ngăn mát và sau khoảng 15 phút thì chườm một lần. Những ngày sau, bạn có thể chườm khăn ấm để giảm sưng và làm tan vết bầm.

Cách cầm máu khi nhổ răng tưởng chừng rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm đủ kiến thức để cầm máu một cách an toàn và hiệu quả. Hy vọng rằng bài viết trên đây Vui Khỏe cung cấp đầy đủ kiến thức cho các bạn về tình trạng này. Nếu có dấu hiệu bất thường hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé!

Xem thêm: