Tin tức

Bệnh viêm nha chu – Các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm nha chu là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Nó không chỉ gây ra sự khó chịu và đau đớn mà còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được chăm sóc kịp thời. Trong bài viết này, cùng VUI KHỎE  tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm nha chu để bạn có thêm kiến thức và biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu là một tình trạng viêm nhiễm của nướu và mô xung quanh răng thường gây ra bởi vi khuẩn tích tụ trên bề mặt của răng và nướu.

Khi vi khuẩn này không được loại bỏ bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách, chúng có thể gây ra sự viêm nhiễm, dẫn đến các triệu chứng như sưng, đỏ, chảy máu nướu và đau khi nhai thức ăn cứng. Viêm nha chu, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như mất răng.

Hình ảnh bệnh viêm nha chu
Hình ảnh bệnh viêm nha chu

Dấu hiệu viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu (gingivitis) là một loại bệnh do vi khuẩn gây ra. Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh là bước quan trọng để bảo vệ răng của bạn. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:

  • Chảy máu nướu: Đây là dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết nhất của viêm nha chu. Nướu chảy máu khi đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa hoặc thậm chí tự nhiên là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm đang diễn ra.
  • Sưng nướu: Nướu bị viêm sẽ sưng tấy, mềm mại và nhạy cảm hơn bình thường. Khi chạm vào, bạn có thể cảm nhận rõ sự khác biệt so với nướu khỏe mạnh.
  • Đau hoặc nhức nướu: Cảm giác đau nhức, khó chịu tại vùng nướu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm đang tiến triển.
  • Nướu đỏ: Khi bị viêm, nướu sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm, biểu hiện cho sự gia tăng lưu lượng máu và tình trạng viêm nhiễm.
  • Hơi thở hôi: Vi khuẩn tích tụ trong mảng bám và cao răng là nguyên nhân chính gây ra hơi thở hôi, một triệu chứng phổ biến của bệnh viêm nha chu. Mùi hôi khó chịu này ảnh hưởng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống.

Ngoài những dấu hiệu trên, bạn cũng nên lưu ý đến một số triệu chứng khác như:

  • Nướu tụt: Nướu dần dần “tụt lùi” khỏi răng, làm lộ chân răng và khiến răng nhạy cảm.
  • Răng lung lay: Khi nướu và xương ở răng bị tổn thương, răng sẽ dần dần lung lay, thậm chí có thể rụng.
  • Mủ chảy ra từ nướu.
  • Nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh.
  • Nướu sưng tấy, có hình dạng bất thường.
Dấu hiệu của bệnh viêm nha chu
Dấu hiệu của bệnh viêm nha chu

Bất kỳ dấu hiệu nào của viêm nha chu xuất hiện, bạn cần lập tức đến gặp nha sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Viêm nha chu, nếu không được kiểm soát, có thể âm thầm tiến triển thành giai đoạn mãn tính, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng

Phân biệt viêm nướu và viêm nha chu

Viêm nướu và viêm nha chu là hai loại bệnh phổ biến, nhưng có một số điểm khác nhau giữa chúng. Dưới đây là một số điểm phân biệt giữa viêm nướu và viêm nha chu:

Viêm nướu (Gingivitis)

  • Viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nha chu. Nó chỉ ảnh hưởng đến nướu và có thể phục hồi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời.
  • Thường gây ra bởi vi khuẩn và tác động của mảnh thức ăn, vi khuẩn tích tụ trong mảng bám nướu.
  • Dấu hiệu chính là chảy máu nướu khi đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa hoặc ăn uống, nướu sưng và đỏ, hơi thở không dễ chịu.
  • Có thể được điều trị và kiểm soát tốt nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm nha chu (Periodontitis)

  • Viêm nha chu là giai đoạn nặng hơn, thường bắt đầu từ viêm nướu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả và sau đó tiến triển thành viêm nha chu.
  • Dấu hiệu bao gồm chảy máu nướu, nướu sưng, đau nhức, nướu rút, di chuyển răng, lỏng răng và hở lỗ nướu.
  • Gây tổn thương cho mô xương và mô mềm xung quanh răng, dẫn đến suy thoái của nha chu và mất răng nếu không được điều trị đúng cách.
  • Yêu cầu điều trị chuyên sâu và quản lý liên tục từ bác sĩ nha khoa để kiểm soát bệnh.
Phân biệt giữa viêm nướu và viêm nha chu
Phân biệt giữa viêm nướu và viêm nha chu

Việc phân biệt giữa viêm nướu và viêm nha chu là rất quan trọng để bạn nhận biết tình trạng miệng của mình và tìm kiếm các biện pháp điều trị thích hợp. Điều quan trọng là gặp bác sĩ nha khoa để được khám và chẩn đoán đúng và nhận được sự tư vấn và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu, “kẻ thù âm thầm” tấn công sức khỏe răng miệng, xuất phát từ sự tích tụ của mảng bám và vôi răng. Khi mảng bám không được loại bỏ hiệu quả, nó sẽ dần cứng lại thành vôi răng, bám chặt vào bề mặt răng và tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Vi khuẩn trong mảng bám và vôi răng là nguyên nhân chính gây ra viêm nha chu. Chúng sản sinh ra các độc tố tấn công nướu và xương ở răng, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy và phá hủy cấu trúc nâng đỡ cho răng.

Nguyên nhân viêm nha chu do: vi khuẩn có hại trong mảng bám và tích tụ vôi răng
Nguyên nhân viêm nha chu do: vi khuẩn có hại trong mảng bám và tích tụ vôi răng

Các yếu tố gây bệnh nha chu

Các yếu tố gây bệnh viêm nha chu có thể bao gồm những điều sau:

  • Viêm lợi: Tình trạng viêm nhiễm nướu ban đầu, nếu không được kiểm soát, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công sâu hơn, dẫn đến viêm nha chu.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Việc lơ là đánh răng, dùng chỉ nha khoa hay súc miệng tạo môi trường lý tưởng cho mảng bám và vi khuẩn sinh sôi, đẩy nhanh tiến trình bệnh.
  • Hút thuốc lá: Nicotine và các chất độc hại trong thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến nướu dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.
  • Thay đổi nội tiết tố: Mang thai và mãn kinh có thể ảnh hưởng đến nướu, làm tăng nguy cơ viêm nha chu do sự thay đổi nội tiết tố.
  • Sử dụng chất kích thích: Ma túy, cần sa và thuốc lá điện tử chứa các chất hóa học gây hại cho nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Dinh dưỡng kém: Thiếu hụt vitamin C và chế độ ăn uống không cân bằng làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị viêm nhiễm, bao gồm cả viêm nha chu.
  • Yếu tố di truyền: Một số người có thể di truyền gen khiến họ dễ bị tổn thương bởi vi khuẩn gây bệnh hơn.
Hút thuốc lá dẫn đến bệnh viêm nha chu
Hút thuốc lá dẫn đến bệnh viêm nha chu

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các yếu tố này chỉ tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm nha chu và không đảm bảo mọi người sẽ bị bệnh. Việc duy trì một lối sống lành mạnh và chăm sóc răng miệng đúng cách là cách tốt nhất để giảm nguy cơ viêm nha chu và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Bệnh nha chu có nguy hiểm không?

Bệnh nha chu có thể gây ra nhiều vấn đề và có thể đem lại những hậu quả nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và quản lý tốt. Dưới đây là một số nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh nha chu:

  • Tổn thương cấu trúc răng và nướu.
  • Gây tổn thương cấu trúc hỗ trợ răng bao gồm xương và mô liên kết, dẫn đến sự mất mát răng.
  • Tác động đến sức khỏe tổng thể như đau nhức,….dẫn đến ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Giai đoạn của bệnh viêm nha chu

Theo từng giai đoạn từ nhẹ đến nặng sẽ có những biểu hiện khác nhau để bạn có thể phát hiện được tình trạng bệnh của mình:

  • Giai đoạn viêm nướu: Nướu đỏ, sưng và chảy máu khi chải răng.
  • Giai đoạn bệnh nha chu nhẹ: Nướu tụt ra, tạo “túi” nha chu, gây nhiễm trùng.
  • Giai đoạn bệnh nha chu vừa phải: Mất xương, răng lung lay, nướu thoái hóa.
  • Cuối cùng bệnh nha chu tiến triển: Nhiễm trùng sâu xuống xương, gây mất xương và đau đớn.
Các giai đoạn của bệnh viêm nha chu
Các giai đoạn của bệnh viêm nha chu

Cách chữa viêm nha chu răng tại nhà

Để hạn chế và giảm tình trạng viêm nha chu, bạn có thể tham khảo một số cách từ sử dụng nguyên liệu tự nhiên dưới đây:

  • Sử dụng gừng: Lấy củ gừng tươi, rửa sạch, thái lát và nấu với nước. Hỗn hợp này được sử dụng để súc miệng ngay sau khi ăn vì gừng có tính sát khuẩn và chống viêm cao. Để hiệu quả tốt nhất, nước gừng cần pha đậm giống như pha trà. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá 7 ngày vì có thể gây nóng cơ thể.
  • Hỗn hợp muối và chanh: Trộn nước cốt chanh với muối thành hỗn hợp đặc sệt và bôi trực tiếp vào vùng chân răng có dấu hiệu viêm nha chu. Thực hiện đều 2-3 ngày, hỗn hợp này giúp giảm đau răng và sưng viêm.
2 cách chữa viêm nha chu răng tại nhà
2 cách chữa viêm nha chu răng tại nhà

Cách phòng ngừa viêm nha chu

Để ngăn ngừa viêm nha chu, vệ sinh răng miệng đúng cách và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây sẽ giúp:

Đánh răng đúng cách và thường xuyên: Chải răng ít nhất hai lần một ngày và sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để ngừa sâu răng. Đảm bảo bạn chải răng kỹ lưỡng, không chỉ răng mà còn vùng nướu và lưỡi. Sử dụng những sản phẩm hỗ trợ vệ sinh răng miệng theo chuẩn nha khoa được các nha sĩ khuyên dùng.

Gợi ý cho bạn một số sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp trong ngừa viêm nha chu:

Sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp cho người viêm nha chu
Sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp cho người viêm nha chu

Súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng: Sử dụng nước muối loãng để súc miệng sau khi đánh răng để loại bỏ vi khuẩn và các tàn dư thức ăn, giúp giảm viêm nhiễm và ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nha chu.

Tạo thói quen dùng bàn chải kẽ răng hoặc chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng: Tăm xỉa có thể gây tổn thương nướu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thay thế bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng để làm sạch kẽ răng hiệu quả hơn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống cân bằng, hạn chế đường và thức ăn giàu tinh bột để giảm nguy cơ vi khuẩn gây viêm nha chu phát triển.

Kiểm tra, thăm khám răng định kỳ: Gặp nha sĩ 6 tháng/lần để kiểm tra, vệ sinh răng miệng chuyên sâu và phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng, từ đó điều trị kịp thời, phòng ngừa viêm nha chu và các vấn đề khác về nướu.

Nhớ rằng, việc thực hiện đúng cách vệ sinh răng miệng kết hợp với các biện pháp trên sẽ giúp bạn ngăn ngừa viêm nha chu và duy trì sức khỏe răng miệng tốt.

Viêm nha chu là một căn bệnh nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bên cạnh việc đề phòng và chữa trị, việc duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hằng ngày và ăn uống lành mạnh là vô cùng quan trọng.

VUI KHỎE hy vọng bài viết này đã giúp bạn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng. Hãy chủ động bảo vệ nụ cười rạng rỡ của bạn ngay từ hôm nay!.