Care & Share

Cách sử dụng nước súc miệng chuẩn y khoa

||||
Ngoài việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa, sử dụng nước súc miệng là biện pháp giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà rất tốt. Tùy thuộc vào từng sản phẩm và nhãn hàng mà cách sử dụng nước súc miệng có thể khác nhau. Do đó, bạn nên làm theo hướng dẫn được in trên bao bì của sản phẩm để đạt hiệu quả cao. Sau đây, VUI KHỎE sẽ chia sẻ đến bạn cách sử dụng nước súc miệng cơ bản và những lưu ý quan trọng bạn cần biết khi sử dụng nước súc miệng.

Cách sử dụng nước súc miệng đúng chuẩn

-cách sử dụng nước súc miệng

Hướng dẫn cách sử dụng nước súc miệng đúng chuẩn

Sau đây, VUI KHỎE sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng nước súc miệng đúng chuẩn theo từng bước với TheraBreath.

  • Bước 1: Cách sử dụng nước súc miệng đúng chuẩn theo lời khuyên của nha sĩ là trước khi dùng nước súc miệng, bạn cần làm sạch kẽ răng bằng cách đánh răng và dùng máy tăm nước. Nếu kem đánh răng chứa Fluoride, bạn nên đợi một lúc trước khi dùng nước súc miệng để không làm trôi Fluoride đang có trên bề mặt răng.
  • Bước 2: Dùng ly/nắp chai TheraBreath rót khoảng 15 – 20ml nước súc miệng vào.
  • Bước 3: Bạn cho toàn bộ nước súc miệng trong ly/nắp chai vào miệng và ngậm. Sau đó, bạn súc miệng nhẹ nhàng trong khoảng 30 giây và khò cổ họng khoảng 3 giây để làm sạch răng miệng (với tình trạng răng miệng bình thường). Đối với trường hợp mắc bệnh nha chu, thời gian ngậm nước súc miệng là khoảng 2 phút.
  • Bước 4: Sau 30 giây, bạn nhổ nước súc miệng ra ngoài. Cách dùng nước súc miệng TheraBreath đúng chuẩn và phát huy tối đa hiệu quả là bạn nên kiêng ăn, uống ít nhất 30 phút sau khi súc miệng.

Các loại nước súc miệng hiện nay

Các loại nước súc miệng

Các loại nước súc miệng hiện nay

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), nước súc miệng có nhiều loại với các thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, có thể phân loại nước súc miệng thành 2 loại chính như sau:

  • Nước súc miệng thông thường: Kiểm soát tạm thời vấn đề hôi miệng, không thể tiêu diệt vi khuẩn tận gốc. Bạn có thể tìm mua nước súc miệng thông thường ở các nhà thuốc, siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa.
  • Nước súc miệng trị liệu: Gồm các thành phần hoạt tính nhất định để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, kiểm soát và ngăn ngừa các vấn đề như: viêm lợi, hôi miệng, mảng bám và sâu răng. Nước súc miệng trị liệu là sản phẩm có thể không kê đơn hoặc được kê đơn bởi nha sĩ.

 

Thành phần và công dụng chính của nước súc miệng

công dụng của nước súc miệng

Thành phần và công dụng chính của nước súc miệng

Thành phần chính

Tùy vào từng mục đích, tính chất của sản phẩm mà công thức sản xuất nước súc miệng sẽ có sự thay đổi để đáp ứng. Thế nhưng, về cơ bản thì nước súc miệng bao gồm những thành phần chính sau đây:

  • Cetylpyridinium clorua: Cải thiện và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
  • Chlorhexidine: Loại bỏ mảng bám và giảm tình trạng viêm nướu.
  • Tinh dầu: Giảm tình trạng viêm nướu và các mảng bám.
  • Fluoride: Ngăn ngừa sâu răng.
  • Peroxide: Công dụng làm trắng răng.

 

Công dụng chính

Nước súc miệng có thể len lỏi giữa các kẽ răng, giúp loại bỏ mảng bám ở những vùng mà lông bàn chải không tiếp cận được. Nhờ đó đem đến những công dụng trong chăm sóc sức khỏe răng miệng như:

  • Ngăn ngừa sâu răng.
  • Cải thiện và ngăn ngừa viêm nướu trong giai đoạn đầu.
  • Kiểm soát và giảm việc hình thành vôi răng.
  • Kiểm soát, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng và mang lại hơi thở thơm mát.

 

Những ai không nên dùng nước súc miệng?

Nước súc miệng để khuyến khích sử dụng ở hầu hết người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng không nên dùng nước súc miệng. Bao gồm: 

  • Trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Người đang dùng sản phẩm nước súc miệng khác.
  • Những người có tiền sử nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của nước súc miệng.
  • Ngoài ra, với những người bình thường nhưng khi sử dụng lại có triệu chứng lạ như phát ban, đổ mồ hôi hoặc môi bị rộp thì nên dừng sử dụng và đến bác sĩ để thăm khám nếu bị nặng.

Những lưu ý trong việc lựa chọn và cách sử dụng nước súc miệng

Sau đây là những lưu ý khi lựa chọn và cách sử dụng nước súc miệng.

Thời gian ngậm nước súc miệng

Nếu bạn ngậm nhanh chóng trong vòng 1 – 2 giây hay ngậm nước súc miệng quá lâu đều không đúng tiêu chuẩn. Cách sử dụng nước súc miệng chuẩn như sau: Thời gian để nước súc miệng phát huy tác dụng và tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ các mảng bám là khoảng 30 giây. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng sản phẩm trên 3 lần/ngày.

Lựa chọn nước súc miệng chất lượng

Nên sử dụng nước súc miệng theo đúng hướng dẫn của nhãn hàng về liều lượng, tần suất và thời gian ngậm, súc miệng. Nếu mua nước súc miệng không kê đơn, bạn nên lưu ý chọn loại nước súc miệng ở cơ sở uy tín và sử dụng theo đúng hướng dẫn. Nếu có vết thương trong miệng hoặc mắc các vấn đề về răng, nướu, bạn nên hỏi ý kiến của nha sĩ và sử dụng nước súc miệng được kê đơn.

Nước súc miệng phù hợp với trẻ em

cách dùng nước súc miệng

Bạn nên mua nước súc miệng phù hợp với trẻ em

Việc sử dụng nước súc miệng để hỗ trợ bảo vệ răng cho trẻ em là hoàn toàn hợp lý. Bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ. Độ tuổi hợp lý và an toàn nhất để sử dụng nước súc miệng đó là khi bé 6 tuổi trở lên. Việc tập cho con thói quen chăm sóc và bảo vệ răng miệng là rất tốt, bạn nên hướng dẫn con mình sử dụng nước súc miệng vào buổi sáng và tối.

>>> Bạn có thể tham khảo sản phẩm nước súc miệng an toàn cho trẻ em: TheraBreath for Kids – Anti Cavity Oral Rinse.

 

Dùng nước súc miệng chữa hôi miệng

Nước súc miệng có tác dụng tạm thời “đánh bay” mảng bám và mùi hôi miệng. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp chữa trị các tình trạng răng miệng nghiêm trọng một cách dứt điểm và dài lâu. Có nhiều nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng và nước súc miệng sẽ không có tác dụng ngăn ngừa hết được toàn bộ các nguyên nhân gây bệnh hôi miệng.Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là do bạn vừa ăn những thực phẩm có các gia vị cay, nồng như: hành, tỏi, nước mắm,… thì sử dụng nước súc miệng có thể rửa sạch được mùi hôi này. Tuy nhiên, nếu hơi thở có mùi do viêm nướu hay nghiêm trọng hơn là do các bệnh lý như: viêm họng, viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm amidan,… thì sử dụng nước súc miệng cũng không thể giải quyết được triệt để.

Kiểm tra thành phần của nước súc miệng

Nhiều loại nước súc miệng chứa hàm lượng cồn cao sẽ dễ gây ra hiện tượng khô miệng và hôi miệng, làm chân răng trở nên nhạy cảm. Vì thế, bạn cần tìm hiểu thật kỹ thông tin của sản phẩm và nhà sản xuất để biết được thành phần của nó có phù hợp với tình trạng răng miệng của mình hay không. Nếu bạn muốn tìm nước súc miệng không chứa cồn, hương liệu, chất tạo màu nhân tạo, không gây kích ứng răng/nướu,…

 

Trên đây, VUI KHỎE vừa chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về công dụng, phân loại, cách sử dụng nước súc miệng đúng chuẩn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn mua nước súc miệng TheraBreath, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn nhanh chóng!