Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Đây là vấn đề đang được mọi người quan tâm và lo lắng. Liệu bệnh này tái lại nhiều lần có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe không? Hãy cùng vuikhoe.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Nhiệt miệng là bệnh gì?
Nhiệt miệng (lở miệng) là những vết loét nhỏ, nông ở vùng niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu thường có màu trắng, sau đó chuyển dần sang màu vàng. Vùng da xung quanh vết loét này thường có màu đỏ. Chúng thường có kích thước nhỏ (dưới 1mm) và gây đau đớn, khiến người bệnh không thể ăn uống, nói chuyện thoải mái.
Nhiệt miệng là bệnh gì?
Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh hoạt nhất là khi ăn uống. Người bị bệnh này thường xuyên sẽ gây ra cảm giác đau đớn kéo dài nên cần xác định rõ loại mình đang mắc phải thì mới có thể biết được phương pháp điều trị phù hợp
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh nhiệt miệng thường gặp
Người bị nhiệt miệng có một số dấu hiệu phổ biến như sau:
- Bệnh thường xuất hiện một hay nhiều vết đốm đỏ hoặc vết sưng, lâu dần phát triển thành dần thành vết lở, loét nghiêm trọng. Những vết này thường ở những vị trí như: mặt trong của môi, lưỡi, má và mặt trên của miệng và đáy nướu.
- Vết loét có màu trắng hoặc trắng sữa
- Kích thước của vết lở thường nhỏ dưới 1mm
Một số dấu hiệu ít gặp của bệnh nhiệt miệng
- Bị sốt
- Bị sưng hạch bạch tuyết
Cơn đau nhiệt miệng thường hết sau khoảng 7 – 10 ngày. Đối với những vết loét lớn thì mất khoảng 2 đến 4 tuần để lành vết thương hoàn toàn.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh nhiệt miệng thường gặp
Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Khi bị nhiệt miệng chúng ta nên chú ý đến các vết loét ở miệng, bởi đôi khi tình trạng nhiệt miệng diễn ra thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh như sau:
- Gây ra một bệnh đường ruột như: bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
- Bệnh rối loạn đường ruột (Bệnh Celiac) rất nghiêm trọng do bệnh nhân nhạy cảm với Gluten.
- Bệnh Behcet đây là một loại ít gặp có thể gây viêm khắp cơ thể kể cả miệng.
- HIV/ AIDS giúp ức chế hệ miễn dịch.
Hay bị nhiệt miệng là bệnh gì?
Nguyên nhân và hậu quả của bệnh nhiệt miệng khi mắc phải
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng là một dạng viêm nhiễm gây ra các vết loét nhỏ trên vùng niêm mạc miệng với nền màu vàng nhạt và xung quanh là đường chỉ đỏ tươi khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Theo dân gian, nhiệt miệng là do cơ thể bị nóng hoặc ăn nhiều đồ cay. Vậy nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến tình trạng này:
- Do bị các bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy răng, sưng nướu,…
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút hoặc khoang miệng phản ứng với một số thành phần hóa học, chẳng hạn như kem đánh răng, nước súc miệng.
- Nhiệt miệng do thiếu vitamin B12, B9 (axit folic hoặc folate) và các khoáng chất như sắt, kẽm …
- Căng thẳng cũng gây nhiệt miệng.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nhiệt miệng
Bị nhiệt miệng kéo dài có gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe không?
Có thể thấy, nhiệt miệng thông thường không phải là bệnh lý nguy hiểm và chúng sẽ tự biến mất sau vài ngày đến 2 tuần.
Ung thư miệng có thể giống như nhiệt miệng khi mới hình thành. Tuy nhiên, các vết loét do ung thư sẽ tiếp tục kéo dài ngay cả khi nguyên nhân gây ra nhiệt miệng không tồn tại. Loét do ung thư thường không đau nếu không có nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus đi kèm. Hãy nhớ rằng hút thuốc và uống rượu thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư miệng.
Để giảm bớt những khó chịu không cần thiết và chắc chắn rằng vết loét chỉ là do nhiệt miệng hay của bệnh gì khác, bạn nên đi khám nếu có một trong các biểu hiện sau:
- Nhiệt miệng quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài và gây khó khăn trong quá trình ăn uống
- Vết loét miệng có kích thước lớn bất thường
- Gây sốt cao
- Vết loét miệng kéo dài mà chưa dấu hiệu phục hồi
- Bệnh nhiệt miệng tái lại thường xuyên dù bạn đã dùng các biện pháp phòng ngừa.
Người hay bị nhiệt miệng là bệnh gì
Cách điều trị bệnh nhiệt miệng đơn giản tại nhà
Những biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng hiệu quả
Bệnh nhiệt miệng thỉnh thoảng xuất hiện nhưng cũng dễ tái lại. Vì vậy chúng ta nên có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những nốt nhiệt miệng như sau:
- Nên chú ý những loại thức ăn gây nhiệt miệng, hạn chế ăn như các món ăn quá mặn, cay và nhiều hàm lượng axit.
- Ăn uống có khoa học và đầy đủ dưỡng chất. Là khi thức ăn đa dạng và thuộc đủ các nhóm nguyên tố dinh dưỡng. Đặc biệt nên ăn tất cả các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe.
- Chăm sóc răng miệng phải đúng cách, không sử dụng bàn chải lông cứng tránh gây va chạm với mô môi dễ làm tổn thương miệng. Ngoài ra nên dùng các loại kem đánh răng và nước súc miệng phù hợp với tình trạng răng miệng của bản thân.
Cách điều trị nhiệt miệng không tái phát
Nhiệt miệng sẽ gây cho chúng ta cảm giác khó chịu nhưng phải luôn nhớ vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng, súc miệng bằng nước muối. Tùy trường hợp, nếu vết loét quá đau đớn chúng ta chỉ cần súc nước muối thường xuyên 3 – 5 lần mỗi ngày. Nước muối có chức năng làm sạch khoang miệng, giúp khử khuẩn, sát trùng vùng bị lở loét rất tốt.
Ngoài nước muối, giấm táo là nguyên liệu rất tốt để tiêu diệt vi khuẩn gây loét vùng kín nhờ axit axetic. Chúng được so sánh như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Cách sử dụng là lấy giấm táo pha với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 để súc miệng hàng ngày.
Ăn sữa chua cũng có thể trị nhiệt miệng rất tốt. Bởi chúng chứa nhiều men vi sinh có lợi. Chúng rất hữu ích trong việc tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
Thiếu vitamin, khoáng chất, rối loạn tiêu hóa và bài tiết cũng là nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng. Vì vậy chúng ta có thể bổ sung các loại vitamin thông qua các loại trái cây nhiệt đới, giúp cơ thể tự thanh lọc tốt hơn. Bạn nên uống một ly nước cam vào buổi sáng để đường ruột hoạt động tốt hơn. Hoặc uống nước chanh mật ong để giải nhiệt. Thanh lọc và giải độc cơ thể bằng nước ép cần tây, cà chua, …
Hy vọng qua bài viết trên của vuikhoe.vn, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Nếu bạn đã tự thực hiện các biện pháp phòng ngừa mà tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị thích hợp.
Xem thêm: