Care & Share

Bệnh lở miệng – Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

Bệnh lở miệng là một vấn đề khá phổ biến có thể gặp ở mọi độ tuổi. Dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng tình trạng này nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của những người bị mắc phải. Vì thế việc tìm hiểu kỹ các thông tin về lở miệng mang lại nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hãy cùng VUI KHỎE khám phá ngay trong bài viết sau.

Nguyên nhân gây bệnh lở miệng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây lở loét miệng, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Hệ thống miễn dịch suy giảm, các vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công khoang miệng và gây ra các vết loét trên nướu, lưỡi và các vị trí khác trong miệng.
  • Mang răng giả và hút thuốc lâu dài là một trong những lý do gây tái phát lở loét miệng.
  • Đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải cứng dẫn đến tổn thương nướu răng.
  • Quá trình niềng răng gây tổn thương cho các mô mềm trong miệng.
  • Những chấn thương nhỏ trong miệng khi chơi thể thao hoặc vô tình cắn phải các vùng da bên trong miệng.
Những nguyên nhân gây bệnh lở miệng
Những nguyên nhân gây bệnh lở miệng

Biểu hiện của bệnh lở miệng

Bệnh lở miệng có những biểu hiện đặc trưng, bạn có thể dễ dàng nhận thấy ngay từ đó có phương án điều trị hợp lý. Cụ thể:

Dù là bệnh lở miệng ở người lớn hay bệnh lở miệng ở trẻ em đều sẽ có những biểu hiện cơ bản sau:

  • Xuất hiện các vết đau, đốm đỏ hoặc sưng ở trong má, môi, lưỡi và nướu. Những vùng này sau một thời gian có thể phát triển thành vết lở hoặc loét.
  • Vết loét thường có kích thước nhỏ, thường dưới 1cm và có màu trắng hoặc màu vàng ở phần trung tâm.
  • Khi mới bắt đầu hình thành vết loét miệng thường có màu xám.
Một số biểu hiện điển hình của tình trạng lở miệng
Một số biểu hiện điển hình của tình trạng lở miệng

Lở miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Khi lở miệng bạn sẽ có những triệu chứng đi kèm như sau:

  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy, đặc biệt là sau khi ăn chế độ giàu chất béo.
  • Cảm giác đầy bụng hoặc hơi đầy.
  • Vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
  • Thay đổi tâm trạng như cáu gắt.
  • Cảm giác chuột rút hoặc tê.
  • Mệt mỏi hoặc mất năng lượng.
  • Trạng thái xanh xao.
  • Sự suy giảm cân nhanh.
Mệt mỏi, xanh xao là một trong những triệu chứng đi kèm của lở miệng
Mệt mỏi, xanh xao là một trong những triệu chứng đi kèm của lở miệng

Bệnh lở miệng có nguy hiểm không? Nếu lở miệng nặng, bạn có thể xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Sốt.
  • Mệt mỏi.
  • Sưng hạch bạch huyết.

Cách điều trị lở miệng hiệu quả tại nhà

Một số phương pháp chữa bệnh lở miệng tại nhà được áp dụng rộng rãi vì độ đơn giản, dễ thực hiện và có thể tận dụng tốt các nguyên liệu có sẵn trong nhà. Dưới đây là chi tiết các cách điều trị lở miệng tại nhà:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng các dung dịch như là nước muối, baking soda và các nguyên liệu khác.
Nên vệ sinh răng miệng đúng cách để hỗ trợ điều trị lở miệng
Nên vệ sinh răng miệng đúng cách để hỗ trợ điều trị lở miệng
  • Sử dụng dầu dừa để bôi lên vị trí bị lở. Với hàm lượng axit lauric tự nhiên, dầu dừa có tính kháng viêm cao và làm dịu niêm mạc giúp làm giảm tình trạng lở miệng. Lưu ý để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng dầu dừa bạn nên hạn chế nuốt phải hoặc ăn uống ngay sau khi bôi dầu. Việc này sẽ giúp duy trì lớp dầu dừa bám vào vết thương và ngăn chặn sự trôi tuột, giúp vết lở lành nhanh hơn.
  • Dùng đồ uống thanh nhiệt như trà thanh nhiệt, bột sắn dây, trà xanh, trà hoa cúc hay nước lọc là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao trong việc trị lở miệng.
Sử dụng đồ uống thanh nhiệt là cách trị bệnh lở miệng hiệu quả
Sử dụng đồ uống thanh nhiệt là cách trị bệnh lở miệng hiệu quả
  • Bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị lở miệng như rau xanh, cà chua, sữa chua và các loại trái cây như cam, quýt, bưởi hay kiwi. Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, mặn kích thích vết lở trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dùng mật ong để thoa lên vết thương giúp giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên bạn nên hạn chế nuốt mật ong khi bôi để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phòng ngừa lở miệng bằng cách nào?

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh lở miệng tại nhà, bạn cũng có thể tham khảo thêm các cách phòng bệnh lở miệng, cụ thể:

  • Đảm bảo làm việc và nghỉ ngơi theo thời gian hợp lý.
  • Tham gia các hoạt động thể thao và tập luyện hàng ngày để cải thiện sức khỏe và sức mạnh cơ bắp.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học với chế độ ăn ít chất béo bão hòa và giàu axit béo omega-3 có trong dầu oliu, dầu cá,….
  • Giải tỏa căng thẳng bằng cách thực hiện các bài tập yoga, thiền, võ thuật như thái cực quyền,…
  • Đánh răng nhẹ nhàng sử dụng bàn chải có lông mềm vào buổi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối.
  • Sử dụng bàn chải kẽ răng 1 lần/ngày.
Sử dụng bàn chải lông mềm là một phương pháp phòng ngừa lở miệng hiệu quả
Sử dụng bàn chải lông mềm là một phương pháp phòng ngừa lở miệng hiệu quả

Qua bài viết trên, VUI KHỎE hy vọng đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về bệnh lở miệng từ nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa. Mặc dù đây không phải là bệnh lý đáng lo ngại nhưng cũng góp phần khiến chất lượng cuộc sống của chúng ta bị giảm sút. Vì thế ngay khi gặp các biểu hiện được nêu trên, bạn không nên chủ quan mà hãy điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt nhé.

Theo dõi VUI KHỎE để cập những những kiến thức và thông tin hữu ích về sức khỏe răng miệng.