Care & Share

Viêm nướu răng – Dấu hiệu và cách phòng ngừa tại nhà hiệu quả

Khái niệm viêm nướu răng

Viêm nướu răng là một trong những vấn đề về nướu răng phổ biến mà nhiều người phải đối mặt. Tình trạng viêm nướu không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Để hiểu rõ hơn các thông tin về tình trạng này hãy cùng VUI KHỎE  khám phá chi tiết trong bài viết sau.

Viêm nướu là gì?

Viêm nướu răng là một tình trạng viêm sưng của mô nướu xung quanh răng. Bệnh viêm nướu dễ mắc phải nếu bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách. Viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu, nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng mất răng.

Để tránh các tình trạng xấu hơn của bệnh viêm nướu răng, bạn cần lưu ý các dấu hiệu dưới đây từ đó có phương án điều trị bệnh nhanh và hiệu quả.

Khái niệm viêm nướu răng
Khái niệm viêm nướu răng

Dấu hiệu viêm nướu

Dấu hiệu của viêm nướu răng có thể bao gồm:

  • Sưng, đau và viêm nướu chân răng. Có cảm giác đau khi nhai.
  • Chảy máu nướu khi chải răng hoặc khi sử dụng chỉ nha khoa.
  • Nướu có thể trở nên đỏ hoặc tím.
  • Hôi miệng.
  • Nướu co lại và teo nhỏ dần.
  • Bị loét miệng.
  • Cảm giác nhạy cảm khi ăn nóng, lạnh, chua hoặc cay.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào như kể trên, nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được bác sĩ tư vấn về cách phòng ngừa và điều trị phù hợp.

Các dấu hiệu viêm nướu răng thường gặp
Các dấu hiệu viêm nướu răng thường gặp

Nguyên nhân viêm nướu là gì?

Viêm nướu xuất phát từ nhiều yếu tố, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

  • Mảng bám vi khuẩn: Đây là nguyên nhân chính gây ra viêm nướu. Mảng bám là một lớp màng dính, màu trắng hoặc vàng, hình thành trên răng do thức ăn thừa và vi khuẩn tích tụ. Nếu không được loại bỏ, mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng, càng làm cho tình trạng viêm nướu thêm trầm trọng.
  • Chăm sóc răng miệng kém: Chải răng không đúng cách hoặc không thường xuyên, không dùng chỉ nha khoa là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm nướu.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây hại.
  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai hoặc dậy thì có thể có nguy cơ cao bị viêm nướu do sự thay đổi nội tiết tố.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như tiểu đường, HIV/AIDS, hoặc suy giảm hệ miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ bị viêm nướu.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin C: Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe nướu. Thiếu hụt vitamin C có thể làm nướu dễ bị tổn thương.
  • Áp lực tâm lý: Căng thẳng và áp lực tâm lý có thể góp phần vào việc gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng, bao gồm cả viêm nướu.

Để phòng ngừa viêm nướu răng bạn nên chăm sóc răng miệng hằng ngày, chế độ sinh hoạt lành mạnh và thường xuyên khám răng định kỳ tại các phòng khám uy tín.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nướu ở răng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nướu ở răng

Các yếu tố gây bệnh viêm nướu răng

  • Thói quen chăm sóc răng miệng kém.
  • Do tuổi tác
  • Khô miệng
  • Thói quen hút thuốc
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ mang thai hoặc trong giai đoạn sử dụng thuốc tránh thai.
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu ở người mắc bệnh đái tháo đường, HIV/AIDS, ung thư,…

Viêm nướu răng có nguy hiểm không?

Viêm nướu răng là một tình trạng bệnh lý phổ biến trong miệng và có thể gây ra nhiều vấn đề nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Dưới đây là một số nguy hiểm có thể xảy ra khi bị viêm nướu răng:

  • Mất răng: Viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nha chu. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu dẫn đến tổn thương mô và xương nâng đỡ răng dẫn đến tình trạng mất răng.
  • Sưng nướu và chảy máu: Nướu bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng sưng, đỏ và dễ chảy máu trong quá trình chải răng hoặc do ăn uống có tác động mạnh. Điều này có thể gây ra sự khó chịu, đau đớn và khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
  • Hôi miệng: Vi khuẩn gây viêm nướu răng có thể gây ra mùi hôi miệng. Khi vi khuẩn trong mảng bám thức ăn bên trong khoang miệng phát triển, chúng tiết ra các hợp chất gây mùi khó chịu.
  • Tình trạng nướu rút: Viêm nướu kéo dài có thể dẫn đến nướu bị rút lại và tiếp tục gây tổn thương cho xương hàm và mô liên quan. Điều này làm răng nhạy cảm, tăng nguy cơ mất răng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười.
  • Tác động tổng quát đến sức khỏe: Một số nghiên cứu cho thấy viêm nướu răng có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tổng quát khác nhau, bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm khớp và sự suy giảm chức năng miễn dịch.
Giải đáp thắc mắc viêm nướu ở răng có nguy hiểm không
Giải đáp thắc mắc viêm nướu ở răng có nguy hiểm không

Cách trị viêm nướu tại nhà

Dưới đây sẽ là 2 cách trị viêm nướu tại nhà

Súc miệng với nước muối

Súc miệng nước muối giúp diệt khuẩn, làm dịu nướu khi đang tổn thương, hạn chế viêm nướu và hỗ trợ quá trình phục hồi. Ngoài ra, súc miệng nước muối còn giúp loại bỏ mảng bám và giảm nguyên nhân gây viêm nướu.
Chuẩn bị:Pha ½ thìa cà phê muối biển vào 300ml nước, khuấy đều cho đến khi muối tan.

Cách sử dụng: Súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 30 giây.

Chú ý: Nên sử dụng muối biển thay vì muối tinh chế, vì muối biển chứa nhiều khoáng chất hơn và có thể củng cố sức khỏe răng miệng.

Súc miệng bằng nước muối hỗ trợ điều trị viêm nướu răng
Súc miệng bằng nước muối hỗ trợ điều trị viêm nướu răng

Lô hội

Lô hội có độ ẩm và nhiều dưỡng chất, không chỉ có thể làm dịu nướu đang sưng, đau và chảy máu mà còn có khả năng kháng khuẩn gây hại. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Y tế của Ethiopia (2014), các chiết suất từ lô hội có tính kháng viêm, kháng khuẩn là một trong những giải pháp thay thế an toàn cho các loại nước súc miệng làm từ hóa chất.

Để tận dụng lợi ích của lô hội trong việc cải thiện tình trạng viêm nướu tại nhà, bạn có thể thực hiện những bước sau:

Chuẩn bị: Rửa sạch lô hội, gọt vỏ và cạo lấy chất nhầy (phần thịt trắng bên trong) của lô hội. Hoặc bạn cũng có thể đun sôi lô hội cùng nước.

Cách sử dụng: Dùng chất nhầy của lô hội thoa trực tiếp lên vùng nướu viêm, giữ nguyên trong khoảng 3 – 5 phút rồi súc miệng với nước lọc. Hoặc sử dụng nước lô hội đã đun sôi, nguội để súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 30 giây.

Súc miệng bằng muối hay dùng lô hội không chỉ giúp giảm các triệu chứng viêm nướu mà còn giúp cải thiện sức khỏe của vùng răng và nướu của bạn.

Dùng lô hội hỗ trợ điều trị viêm nướu ở răng tại nhà
Dùng lô hội hỗ trợ điều trị viêm nướu ở răng tại nhà

Cách phòng ngừa viêm nướu răng

Viêm nướu răng có thể được ngăn chặn thông qua việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa viêm nướu răng:

  • Vệ sinh răng miệng tốt: Sử dụng bàn chải lông mềm như CS 5460 Ultra Soft, Curaprox CS 1006 Single để tránh gây tổn thương cho nướu. Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng bàn chải kẽ răng 1 lần/ngày để loại bỏ 100% mảng bám trên răng. Ngoài ra, bạn có thể súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để răng miệng được làm sạch toàn diện hơn.
  • Sử dụng kem đánh răng phù hợp: Chọn kem đánh răng có khả năng bảo vệ răng và nướu, đồng thời giúp làm sạch hiệu quả và an toàn như Curaprox Enzycal 1450 hoặc Curaprox Enzycal 950. Bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ theo hướng dẫn của nha sĩ để đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Khám răng định kỳ: Đi khám răng ít nhất 6 tháng một lần để nha sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các dấu hiệu của viêm nướu. Lấy cao răng định kỳ để loại bỏ mảng bám cứng và vi khuẩn bám trên răng.
  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn uống đủ chất, hạn chế thức ăn có đường và axit. Uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho nướu luôn ẩm và khỏe mạnh.
Một số cách phòng ngừa viêm nướu ở răng
Một số cách phòng ngừa viêm nướu ở răng

Viêm nướu răng là một vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến, nhưng có thể được ngăn ngừa và điều trị. Bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm nướu răng tại nhà.

Hãy nhớ rằng, việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt là chìa khóa để ngăn ngừa viêm nướu. Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng tăm nước, bàn chải kẽ răng đúng cách và khám răng định kỳ là những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Theo dõi VUI KHỎE để cập những những kiến thức và thông tin hữu ích về sức khỏe răng miệng.