Theo nghiên cứu của các nha sĩ, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày rất tốt cho răng miệng. Tuy nhiên đâu phải ai cũng hiểu rõ hết công dụng và cách dùng của chúng. Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về cách pha nước muối súc miệng tại nhà đúng cách và đạt chuẩn nhé!
Mục lục
Một số công dụng phổ biến của nước muối sinh lý
Giúp ngăn ngừa vi khuẩn
Vi khuẩn thường phát triển trong điều kiện ẩm. Trong khi đó, thành phần chủ yếu chứa trong muối là Natri clorua. Hợp chất này, có chức năng hấp thụ các phân tử nước giúp ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn. Vì thế, việc sử dụng nước muối để súc miệng sẽ rất có lợi cho quá trình chăm sóc răng miệng.
Đặc biệt, trong mùa dịch bệnh covid đang bùng phát, chúng ta có thể dùng nước muối để súc họng, rửa mắt, rửa mũi,… vì chúng có công dụng rửa trôi virus bám trên bề mặt và có thể làm giảm khả năng lây nhiễm.
Hạn chế các bệnh về răng miệng
Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày còn có một số lợi ích như sau:
Loại bỏ hơi thở có mùi: Nước muối có thể loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng gây hôi miệng và viêm lợi, đồng thời, giảm thiểu các mảng bám thức ăn, ngăn vi khuẩn sinh sôi và ngừa sâu răng.
Làm dịu vết viêm loét: Dung dịch nước muối có khả năng làm tăng lưu lượng máu đến miệng và giúp cho vết loét mau lành hơn.
Ngăn ngừa hàng loạt bệnh về răng miệng như: Không làm sưng nướu, hạn chế viêm lợi, giảm nguy cơ viêm họng, sâu răng,…
Hạn chế các bệnh răng miệng
Quy trình cách pha nước muối súc miệng đúng tiêu chuẩn
Bạn có thể tự pha nước muối sinh lý tại nhà đơn giản bằng những nguyên liệu dễ tìm. Quá trình này thực hiện cũng vô cùng đơn giản chưa đến 10p.
Nguyên liệu:
- 1 lít nước lọc
- 1 thìa cà phê muối khoảng 9g
Các bước pha nước muối súc miệng tại nhà
Bước 1: Tiến hành cho nước lên bếp để đun sôi, sau đó tắt bếp và đợi cho nước nguội.
Bước 2: Để dung dịch nước muối đạt nồng độ 0,9% bạn cần phải hòa tan 100ml đã đun sôi ở bước 1 với 9 gram muối.
Quy trình cách pha nước muối súc miệng theo tỷ lệ
Bước 3: Nếu nhà bạn có baking soda, có thể cho thêm hai thìa vào hỗn hợp trên, sau đó khuấy đều cho đến khi hòa tan hết các chất trong nước.
Bước 4: Tiến hành sử dụng hỗn hợp trên.
Nếu bạn không có thời gian để nấu hỗn hợp nước muối thì có thể pha cấp tốc muối và nước lọc để súc miệng. Ngoài ra bạn cũng có thể đến quầy thuốc tây mua nước muối sinh lý để sử dụng.
Hướng dẫn cách súc miệng bằng nước muối hiệu quả
Quy trình cách súc miệng bằng nước muối như sau:
- Trước tiên, ta chỉ cần hớp một ngụm nước muối vừa đủ, tránh trường hợp ngậm quá nhiều nước sẽ rất khó súc.
- Tiếp theo, súc miệng trong vòng 30s, tiến hành chậm rãi để đảm bảo nước muối có thể tiếp xúc với các khe khó tiếp cận, đặc biệt là ở sâu trong kẽ răng.
- Sau đó, nhổ ra và uống tiếp ngụm thứ hai. Lần này, cố gắng kéo dài thời gian súc miệng ít nhất là 60 giây để nước muối có thêm thời gian tác động lên toàn bộ vùng miệng.
- Cuối cùng, súc miệng lại bằng nước sạch nhiều lần để loại bỏ hết lượng muối còn sót lại trong miệng.
Quy trình cách súc miệng bằng nước muối
Những lưu ý về cách pha nước muối súc miệng tại nhà
Một số vấn đề cần chú ý về cách pha nước muối hiệu quả như sau:
- Đảm bảo muối được hòa tan hoàn toàn: Hạt muối có thể làm bỏng răng và nướu của bạn, muối không hòa tan sẽ làm hỏng lớp niêm mạc của răng.
- Điều chỉnh tỷ lệ muối phù hợp: Tỷ lệ muối đúng sẽ giúp hòa tan tốt hơn, khi súc miệng sẽ không có cảm giác buồn nôn và tránh bị kích ứng.
- Không uống nước muối: Uống nước muối quá mặn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gia tăng các bệnh ngoài ý muốn như tăng huyết áp, bệnh thận, …
- Không súc miệng bằng nước muối quá nhiều: Lượng Natri có trong muối sẽ làm hỏng và mòn lớp men răng. Vì vậy, chỉ nên súc miệng bằng nước muối 3 – 4 lần / tuần.
Bài viết trên đây VUI KHOẺ đã cung cấp đầy đủ thông tin về cách pha nước muối súc miệng tại nhà. Tuy nhiên, ngoài việc tự pha, bạn cũng có thể lựa chọn giải pháp mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc để đảm bảo an toàn theo mức quy định vì khi tự nấu thì tỷ lệ chính xác sẽ không cao. Ngoài ra, để đảm bảo tình trạng sức khỏe răng miệng, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra định kỳ.