Tin tức

Hơi thở có mùi hôi nói gì về sức khỏe và cách khắc phục?

Nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi khó chịu do đâu?|Hành

Hơi thở có mùi hôi không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, khiến bạn tự ti khi giao tiếp mà còn ẩn chứa dấu hiệu cho biết tình hình sức khỏe hiện tại. Vậy hơi thở có mùi hôi nói gì về sức khỏe của bạn? Cách khắc phục nào mang lại hiệu quả cao? Hãy cùng VUI KHỎE tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!

hơi thở có mùi hôi

Nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi khó chịu do đâu?

Hơi thở có mùi hôi do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi hôi. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp.

Vệ sinh răng miệng không tốt

Đây là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi. Khi thức ăn bám dính vào nướu và răng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào làm xuất hiện mùi hôi.

Sau khi ngủ dậy

Nước bọt đóng vai trò làm sạch vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. Khi ngủ một giấc dài, lượng nước tiết ra không đủ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến cho hơi thở có mùi hôi. Tuy nhiên, tình trạng này là bình thường nên người ta thường gọi “chứng hôi miệng buổi sáng”.

Ăn các loại thực phẩm có mùi

Cụ thể như tỏi, củ hành, mắm tôm,… Những loại thực phẩm này chỉ biến mất sau khi ăn khoảng từ 1 – 2 tiếng đồng hồ nhưng khi ợ hơi, mùi hôi từ thực phẩm sẽ xuất hiện trở lại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

nguyên nhân gây hơi thở hôi

Hành, tỏi là các loại thực phẩm gây mùi hôi miệng khó chịu

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá vừa làm tăng lượng hợp chất tạo mùi trong khoang miệng, vừa làm khô miệng, từ đó dẫn đến việc sản xuất ít nước bọt.

Bị nghẹt mũi

Các chất nhầy trong mũi có nhiệm vụ là lọc tất cả các loại hạt lạ khi hít vào. Khi bị nghẹt mũi, chất nhầy sẽ tích tụ ở phía sau cổ họng, làm cho các hạt lạ hít vào miệng, tích tụ lại trên bề mặt lưỡi và gây ra hôi miệng.

Bị sâu răng

Những mảng bám đen trên răng tích tụ lâu ngày sẽ làm mòn răng, dẫn đến sâu răng. Khi bị sâu răng, việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, dễ dẫn đến hôi miệng, hơi thở có mùi hôi thối.

Thường xuyên uống rượu

Khi uống rượu, cơ thể sẽ chuyển hóa rượu thành một chất tạo ra mùi hôi khó chịu.

Thở bằng miệng

Việc thở bằng miệng có thể làm nước bọt trong miệng dễ bay hơi gây nên hiện tượng khô hạn, giảm khả năng làm sạch vi khuẩn tự nhiên. Theo một nghiên cứu của Đức, những người có thói quen thở bằng miệng khi ngủ hay theo cơ chế khoa học của luyện tập thể dục thể thao sẽ có nhiều khả năng bị sâu năng. Tuy nhiên, đây không phải là lý do khiến bạn ngừng quá trình luyện tập mà chỉ cần uống đủ nước là được. 

Nhịn đói khiến hơi thở có mùi hôi

Nhiều người thường xuyên bỏ bữa để giảm cân hay quá bận vì tính chất công việc. Tuy nhiên, việc này gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng nếu duy trì trong thời gian dài như các bệnh lý về tim mạch, gan thận, tiêu hóa,… trong đó có cả hôi miệng. Khi không ăn, nước bọt không được tiết ra nhiều, mà nước bọt trong khoang miệng đóng vai trò phá vỡ thức ăn giúp nó trôi xuống họng, hạn chế các mảng bám đọng lại trong khoang miệng nên nhịn đói cũng được xem là lý do gây hôi miệng.

Dùng các loại thuốc gây khô miệng

Nếu không đọc kỹ hướng dẫn, có thể bạn không biết, một số loại thuốc sẽ có tác dụng phụ gây khô miệng, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, chống loạn thần kinh,… Với đặc thù như vậy, hầu như bạn không thể tác động bất cứ điều gì vào chế độ dùng thuốc của mình mà chỉ nên chú ý đến vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để làm giảm tình trạng hôi miệng.

Ăn kiêng theo chế độ low carb

Việc cắt giảm carbohydrate nạp vào cơ thể sẽ làm tăng mức độ hôi miệng. Trên thực tế, những người ăn kiêng theo chế độ low carb có nguy cơ mắc hôi miệng cao hơn so với các đối tượng thực hiện ăn kiêng ít chất béo. Nhưng theo một khía cạnh khác, chế độ ăn kiêng ít chất béo lại khiến bị ợ hơi, xì hơi.

Niềng răng

Những người đang trong quá trình niềng răng thường rất khó khăn trong việc vệ sinh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Vì vậy, nếu bạn đang niềng răng thì cần chú trọng vào khâu vệ sinh, đừng thấy khó khăn mà bỏ qua nhé! 

Bị ợ nóng

Một số nhà nghiên cứu cho rằng mùi hôi trong hơi thở cũng có thể là do chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ra. Khi bạn bị GERD, một lượng thức ăn trong dạ dày sẽ bị rò rỉ trở lại bên trong thực quản, làm hỏng mô tế bào ở cổ họng và gây hôi miệng…

Hơi thở có mùi hôi nói gì về sức khỏe của bạn?

Hơi thở là biểu hiện của sự sống, nếu hơi thở có mùi hôi là dấu hiệu cho biết về tình trạng sức khỏe hiện tại. Vậy hơi thở có mùi hôi là bị bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp ở những người có hơi thở hôi.

  • Bệnh nha chu: Nếu hơi thở của bạn có mùi kim loại thì có thể là do vi khuẩn đã phát triển gây viêm nướu, nhiễm khuẩn ở lợi, đó là bệnh nha chu. Bệnh này thường gặp ở những người thường xuyên hút thuốc hoặc vệ sinh răng miệng kém.
  • Trào ngược dạ dày: Đây là tình trạng acid không đi xuống dưới mà trào ngược lên trên thực quản. Tình trạng này làm cho hơi thở có mùi chua, đẩy một chút dịch hoặc thức ăn ngược trở lại miệng, gây tổn thương vùng họng và tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh mùi.
  • Đái tháo đường: Khi thấy hơi thở có mùi hoa quả có thể là dấu hiệu của những người mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, khi gặp tình trạng này, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để phát hiện và chữa trị kịp thời.
hơi thở có mùi hôi là bị bệnh gì

Khi thấy hơi thở có mùi hoa quả có thể là dấu hiệu của những người mắc bệnh đái tháo đường

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Cảm lạnh, ho, nhiễm khuẩn mũi xoang khiến vùng miệng tràn đầy dịch chứa vi khuẩn làm ảnh hưởng đến hơi thở. Tình trạng này sẽ biến mất khi cơ thể khỏi bệnh.
  • Sỏi amidan: Nếu thức ăn đọng lại ở amidan, lúc này quá trình canxi hóa diễn ra, hình thành nên sỏi. Tình trạng này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng có thể gây viêm sưng vùng họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, từ đó hơi thở có mùi hôi thối khó chịu.
  • Suy gan: Nếu hơi thở của bạn có mùi quả thối thì đây là dấu hiệu cho thấy gan đã không còn đáp ứng được chức năng và bệnh đã tiến triển. Dấu hiệu nhận biết suy gan là vàng da, tròng trắng của mắt màu vàng,…
  • Suy thận: Khi thận bị suy yếu, chức năng lọc máu không đáp ứng đủ nhu cầu, khiến hơi thở có mùi hôi. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người bệnh thận giai đoạn cuối. Nếu mắc phải căn bệnh này, bắt buộc bạn phải lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận thì tình trạng bệnh mới được cải thiện.
hơi thở có mùi hôi thối là bệnh gì

Hơi thở có mùi hôi có thể gây suy thận

Cách khắc phục hơi thở có mùi hôi hiệu quả

Hơi thở có mùi hôi là vấn đề thường gặp ở tất cả mọi người. Cho nên một số người nghĩ rằng đây là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bị hôi miệng, hơi thở có mùi hôi trong thời gian dài mà không tìm cách khắc phục kịp thời sẽ tác động xấu đến sức khỏe. Vậy hơi thở có mùi hôi phải làm sao? Bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục hơi thở có mùi hôi dưới đây.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ làm sạch răng, giảm mùi hôi mà còn giúp răng chắc khỏe, hạn chế một số bệnh lý thường gặp về răng miệng.

hơi thở có mùi hôi phải làm sao

Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách giúp hạn chế tình trạng hôi miệng

  • Bạn nên đánh răng 2 – 3 lần/ngày (buổi sáng sau khi thức dậy, buổi tối trước khi ngủ và sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút).
  • Thay bàn chải đánh răng khoảng 3 tháng/lần.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa thành phần fluor.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa bám dính trên răng, làm sạch kẽ răng.

Sử dụng nước súc miệng

Sau khi đánh răng, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng để làm sạch sâu, giúp hơi thở có mùi thơm dễ chịu. Bạn có thể chọn một trong những sản phẩm nước súc miệng sau:

Nước súc miệng

Nước súc miệng giúp khắc phục tình trạng hôi miệng, mang lại cho bạn hơi thở thơm tho của VUI KHỎE

Các sản phẩm này có bán tại VUI KHỎE. Một trong những đơn vị chuyên cung cấp thiết bị nha khoa, sản phẩm dùng trong nha khoa và cũng là đối tác phân phối chính thức của nhiều thương hiệu lớn nổi tiếng thế giới. Sản phẩm của chúng tôi cam kết chính hãng, chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Hạn chế ăn, uống các loại thực phẩm có mùi

Để hạn chế bị hôi miệng, hơi thở có mùi hôi khó chịu thì bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm có mùi như tỏi, hành, mắm tôm, cafe, rượu, bia… Nếu sử dụng những thực phẩm này thì bạn nên vệ sinh răng miệng ngay sau bữa ăn khoảng 30 phút để tránh đọng lại mùi trong khoang miệng.Bên cạnh đó, bạn nên ăn nhiều trái cây, thực phẩm có công dụng giảm mùi hôi miệng như táo, cần tây, rau xanh,… và uống nhiều nước để môi trường khoang miệng luôn ẩm, không gây ra mùi hôi khó chịu.

Không hút thuốc lá

Khi hút thuốc, khói thuốc lá sẽ tồn tại trong hơi thở lâu, về lâu về dài tình trạng này sẽ làm cho hơi thở có mùi hôi.

cách ngăn hơi thở có mùi hôi

Bỏ hút thuốc lá là cách giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng

Thăm khám răng miệng định kỳ

Nếu bạn áp dụng những cách trên mà mùi hôi trong khoang miệng và hơi thở không được cải thiện thì bạn hãy đến phòng khám nha khoa để các bác sĩ chuyên nghiệp thăm khám, kiểm tra tình trạng và tìm ra nguyên nhân khắc phục kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu, giúp bạn lấy lại được sự tự tin trong giao tiếp và bảo vệ sức khỏe của chính mình. VUI KHỎE – một trong những đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị, sản phẩm dùng trong nha khoa như máy tăm nước, nước súc miệng, dung dịch vệ sinh thiết bị,… thuộc các thương hiệu nổi tiếng, cam kết chính hãng, chất lượng với giá cả tốt nhất. Bạn có nhu cầu đặt mua sản phẩm nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để nhân viên tư vấn trực tiếp và phục vụ tận tình, chu đáo.